Không nhiều thì ít, mọi thiết bị dùng trong sản xuất đều chịu sự hao mòn theo thời gian. Xe nâng cũng không thể đứng ngoài quy luật này. Đến một giai đoạn nhất định và định kỳ, việc bảo dưỡng xe nâng là hết sức cần thiết. Vậy đối với các loại xe nâng phổ biến, khi bảo dưỡng bạn cần phải chú trọng chi tiết nào?

1. Tại sao cần phải bảo dưỡng xe nâng?

Bảo dưỡng xe nâng là hoạt động quan trọng cần có trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc này có thể mang đến nhiều lợi ích như:

▸ Đảm bảo an toàn cho việc nâng hạ khối lượng lớn, nhất là khi nâng lên cao. Góp phần hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong lao động.

▸ Tăng tuổi thọ của xe: kiểm tra để bổ sung các vật liệu phụ trợ như dầu nhớt, dầu bôi trơn… Qua đó giảm thiểu được sự hao mòn trong quá trình làm việc và kéo dài tuổi thọ xe.

▸ Tăng hiệu suất làm việc: bảo dưỡng xe nâng cũng giống như “tân trang” cho thiết bị này. Giúp chúng trở lại trạng thái hoạt động tốt nhất và tăng năng suất làm việc.

▸ Tiết kiệm chi phí: phát hiện kịp thời các sự cố nhỏ và có biện pháp xử lý, tránh để tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và phải tốn chi phí đắt đỏ hơn.

Bảo dưỡng xe nâng là việc làm cần thiết để đảm bảo hiệu suất làm việc
Bảo dưỡng xe nâng là việc làm cần thiết để đảm bảo hiệu suất làm việc

2. Bao lâu thì cần bảo dưỡng xe nâng một lần?

Cần phải bảo dưỡng xe nâng định kỳ, tuy nhiên khoảng cách giữa các lần bảo dưỡng có sự khác nhau ở từng loại xe nâng. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác để xác định thời gian cần bảo trì xe nâng, ví dụ như:

▸ Số giờ làm việc hoặc quãng đường di chuyển của xe.

▸ Điều kiện môi trường làm việc của xe: mức độ bụi bẩn, độ ẩm, nhiệt độ…

▸ Tần suất sử dụng (mỗi ngày làm việc bao nhiêu giờ?…).

▸ Tải trọng vận chuyển thường xuyên.

▸ Thương hiệu xe và thông số kỹ thuật được quy định bởi nhà sản xuất…

Tuy nhiên, trong điều kiện hoạt động tiêu chuẩn, các loại xe nâng cần được bảo dưỡng sau một số giờ làm việc hoặc thời gian sử dụng như:

▸ Bảo trì xe nâng tay sau khoảng 500 giờ làm việc hoặc 12 tháng.

▸ Bảo trì xe nâng điện sau khoảng 1000 giờ làm việc hoặc 12 tháng.

▸ Bảo trì xe nâng sử dụng dầu sau khoảng 500-1000 giờ làm việc hoặc 6 tháng.

Nên bảo dưỡng xe nâng định kỳ tùy theo loại xe và mức độ hoạt động
Nên bảo dưỡng xe nâng định kỳ tùy theo loại xe và mức độ hoạt động

3. Các bộ phận cần kiểm tra khi bảo dưỡng xe nâng

Dĩ nhiên mọi chi tiết cấu thành một chiếc xe nâng hoàn chỉnh đều có sự quan trọng nhất định. Nếu có thể, bạn có thể thực hiện kiểm tra tất cả từng chi tiết nhỏ nhất của xe nâng. Tuy nhiên, cũng phải nói một số chi tiết có sự ảnh hưởng nhiều hơn các chi tiết khác. Dưới đây là danh sách các bộ phận quan trọng bạn nhất định phải kiểm tra kỹ càng khi tiến hành việc bảo dưỡng xe nâng.

3.1. Xe nâng tay thấp

Xe nâng tay thấp là loại xe nâng hoạt động vận hành hoàn toàn bằng sức người. Nhờ đó tăng năng suất lao động mà không tốn thêm chi phí nhiên liệu. Khi bảo trì xe nâng tay thấp, bạn nên kiểm tra kỹ càng các bộ phận sau:

3.1.1. Bánh xe:

Đảm bảo hoạt động tốt, không quá mòn, không có vết nứt, không sứt mẻ. Khi di chuyển, bánh xe có thể di chuyển linh hoạt, không khựng vấp, không phát ra tiếng kêu cót két. Ngoài ra, bánh xe phải bám chắc vào bộ phận điều khiển, không nên lỏng lẻo rời rạc.

3.1.2. Bơm thủy lực:

Kiểm tra áp suất bơm và tra dầu nếu cần thiết để hạn chế hao mòn. Quan sát kỹ càng để kiểm tra liệu có tình trạng rò rỉ dầu hay không. Nếu có, bạn cần tháo gỡ và thay thế phụ tùng cần thiết. Nếu bơm có tiếng ồn hoặc áp suất bơm yếu, có thể một bộ phận nào đó đã bị hỏng hóc. Bạn nên thay thế phụ tùng ngay để đảm bảo hiệu suất bơm.

3.1.3. Tay điều khiển:

Dảm bảo cần gạt điều khiển hoạt động chính xác ở từng nấc. Bộ phận tay cầm hao mòn ít hay nhiều? Phần nhựa bọc trên tay cầm còn sử dụng tốt không, có bị trơn tuột hay không? Đảm bảo tay cầm liên kết chặt chẽ với bánh lái để vận hành xe chính xác.

3.1.4. Càng nâng:

Kiểm tra bề mặt càng nâng, đảm bảo càng không bị trầy xước gây tróc sơn. Nếu có tình trạng này, bạn cần sơn phủ bề mặt càng để chống tình trạng oxy hóa. Quan sát càng nâng dưới các góc độ để đảm bảo càng hoạt động tốt. Nếu càng nâng bị cong vênh hoặc biến dạng, cần phải sửa chữa ngay để đảm bảo an toàn.

3.2. Xe nâng tay cao

Xe nâng tay cao cũng hoạt động hoàn toàn nhờ sức người, hoạt động tối ưu trong khoảng chiều cao từ 2m-6m. Khi bảo dưỡng xe nâng tay cao, bạn nên kiểm tra kỹ càng các bộ phận sau:

3.2.1. Bơm thủy lực và ống dẫn thủy lực:

Kiểm tra tương tự như xe nâng tay thấp. Tuy nhiên bạn cần kiểm tra kỹ hơn, vì hàng hóa được nâng ở độ cao lớn hơn nên cần phải đảm bảo an toàn.

3.2.2. Trục nâng, piston, bộ giảm chấn, bộ điều khiển van:

Đảm bảo chúng hoạt động ổn định, không bị mòn hoặc hỏng hóc.

3.2.3. Càng nâng:

Đảm bảo càng thay đổi độ rộng linh hoạt, không chạy hoặc di lệch khi đang sử dụng. Hai càng nâng phải có độ cao song song nhau, không cong vênh hoặc một càng lệch hướng so với càng khác.

3.2.4. Bánh xe:

Không bị sứt mẻ hoặc nghiêng lệch, di chuyển chính xác theo sự điều khiển.

3.2.5. Các điểm trượt:

Cần bôi trơn các điểm trượt để tăng độ mượt mà, giảm ma sát.

3.3. Xe nâng điện

Xe nâng điện có nhiều loại, có thể di chuyển bằng tay và nâng bằng điện (xe nâng bán tự động); có loại di chuyển và nâng đều sử dụng điện. Khi bảo trì xe nâng điện, bạn nên kiểm tra kỹ càng các bộ phận sau:

3.3.1. Pin hoặc ắc quy:

Luôn chú ý đến tuổi thọ của pin và ắc quy. Các nhà sản xuất luôn có khuyến cáo về số lần sạc tối ưu cho chúng. Nếu phát hiện tình trạng điện yếu, chập chờn hoặc chai pin, hãy thay thế bộ phận này để không gặp tình trạng gián đoạn trong lúc làm việc.

3.3.2. Hệ thống sạc:

Đảm bảo hoạt động bình thường, không xuất hiện tình trạng chập chờn, dễ ngắt kết nối khi đang sạc. Đảm bảo các bộ phận liên quan không nóng bất thường khi sạc điện.

3.3.3. Hệ thống điện:

Sử dụng các thiết bị thử điện để kiểm tra, tránh tình trạng rò điện gây nguy hiểm trong vận hành.

3.3.4. Hệ thống lái:

Kiểm tra các nút để đảm bảo chúng hoạt động chính xác. Đảm bảo xe di chuyển linh hoạt, không vướng, không có sự thay đổi lạ trong gia tốc.

3.3.5. Hệ thống phanh và nút nguồn khẩn cấp:

Cần ưu tiên theo dõi các bộ phận này. Chúng vô cùng quan trọng trong các tình huống bất khả kháng.

3.3.6. Hệ thống cân bằng:

Hệ thống cân bằng giúp xe có tính ổn định trong việc di chuyển trên mặt sàn không phẳng và là đối trọng khi xe nâng hạ hàng hóa. Kiểm tra bộ cảm biến được đặt trên trục và hệ thống lái của xe, đảm bảo tính hoạt động ổn định. Ngoài ra cũng có các bộ phận liên quan khác như: lượng dầu trong bình dầu thủy lực, ống dẫn dầu, van và bộ truyền động…

4. Xe nâng động cơ

Xe nâng động cơ hoạt động bằng động cơ đốt trong. Đó có thể là động cơ xăng, động cơ diesel hoặc khí gas. Chúng sử dụng nhiên liệu và khí nén để tạo ra lực cho việc di chuyển và nâng hạ. Khi bảo trì xe nâng động cơ, bạn nên kiểm tra kỹ càng các bộ phận sau:

4.1. Dầu động cơ:

Kiểm tra dầu động cơ để đảm bảo dầu không bị bẩn hoặc xuống cấp. Cần có lịch thay dầu định kỳ để đảm bảo việc vận hành không bị gián đoạn.

4.2. Bộ phận lọc dầu:

Lọc dầu là bộ phận giúp lọc bụi và tạp chất khỏi dầu động cơ. Nếu dầu có lẫn bụi bẩn hoặc xuống cấp nhanh chóng, có thể bộ phận lọc dầu có vấn đề.

4.3. Bộ phận lọc gió:

Lọc gió là bộ phận lọc bụi và tạp chất khỏi không khí dùng trong động cơ. Cần vệ sinh và thay lọc gió định kỳ để tránh việc bụi và vi khuẩn tích tụ gây hư hỏng.

4.4. Bugi và hệ thống đánh lửa:

Là hai bộ phận giúp tạo ra điện cực, đốt cháy nhiên liệu để tạo ra năng lượng vận hành xe nâng động cơ. Thay thế bugi khi đến hạn giúp cải thiện hiệu suất làm việc và tăng tuổi thọ của xe.

4.5. Bộ lọc khí nạp và hệ thống khí xả:

Bộ lọc khí nạp có tác dụng tương tự bộ lọc gió, góp phần tăng độ sạch cho khí nạp vào động cơ. Hệ thống khí xả cần được kiểm tra thường xuyên để không bị tắc. Nếu bộ phận này hỏng hóc, xe có thể tạo ra tiếng ồn bất thường và khói độc hại khi vận hành.

4.6. Hệ thống làm mát/nước làm mát:

Hệ thống làm mát giữ nhiệt độ xe nâng động cơ ở mức ổn định, tránh quá nóng làm giảm tuổi thọ của xe. Bạn cần phải kiểm tra các bộ phận liên quan như bơm nước, bộ tản nhiệt, quạt gió… Đồng thời, thay nước làm mát khi đến hạn để đảm bảo xe hoạt động với năng suất tốt nhất.

4.7. Dây đai:

Dây đai giúp truyền truyền động từ động cơ này đến các bộ phận khác. Cần kiểm tra dây đai định kỳ để đảm bảo động cơ hoạt động tốt, hạn chế tình trạng mất lực và các hao mòn phát sinh.

Lời kết

Trên đây là các chi tiết quan trọng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng trong việc bảo dưỡng xe nâng. Mong rằng bài viết đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Nếu có nhu cầu được tư vấn về các mẫu xe nâng tốt nhất, quý khách có thể liên hệ hotline 0916.027.988 hoặc 0904.783.488 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hãy theo dõi Việt Nhật Group để không bỏ lỡ các bài viết tiếp theo bạn nhé!

Thông tin và liên hệ

CÔNG TY TNHH NHỰA VIỆT NHẬT

Địa chỉ: 66/94 Bình Thành, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline HCM: 0916.027.988 – Hotline toàn quốc: 0904.783.488

Email: info@pallet.vn

Fanpage:fb.com/congtytnhhnhuavietnhat/

Website:https://pallet.vn