Hiểu rõ cấu tạo xe nâng tay giúp bạn nắm chắc nguyên lý hoạt động của xe. Đồng thời cũng có biện pháp khắc phục nhanh chóng khi xảy ra vấn đề. Thị trường xe nâng tay ngày một đa dạng, tuy nhiên cấu trúc xe nâng tay đều tương tự nhau. Trong bài viết này, Việt Nhật mời bạn cùng tìm hiểu cấu tạo xe nâng tay bao gồm những gì.

1. Có những loại xe nâng tay nào?

Nhắc đến xe nâng tay, ai cũng sẽ liên tưởng đến các mẫu xe hoạt động bằng sức người. Tuy nhiên trong thực tế, xe nâng tay cũng có nhiều biến thể. Các nhà sản xuất đã áp dụng các công nghệ cải tiến để tạo ra các dòng sản phẩm như:

1.1. Xe nâng tay cơ

Xe nâng tay cơ là dòng xe di chuyển và nâng hạ 100% bằng sức người. Thông thường sẽ có 2 dòng xe phổ biến là xe nâng tay cao và xe nâng tay thấp. Nhờ đặc điểm trên, xe nâng tay cơ có thể giúp nâng cao năng suất lao động mà không tốn thêm chi phí về nhiên liệu. Giá thành của các dòng xe này cũng rẻ hơn đáng kể. Cấu tạo xe đơn giản, dễ sử dụng, dễ bảo trì. Nhờ đó, chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ.

cau-tao-xe-nang-tay-co

1.2. Xe nâng tay bán tự động

Xe nâng tay bán tự động là dòng xe nâng hạ bằng điện và di chuyển bằng tay. Xe hoạt động nhờ vào điện từ bình ắc quy, có thể sạc lại sau khi dùng hết. Nhờ đặc điểm này, xe có thể nâng được tải trọng lớn hơn, ít tốn sức hơn. Hầu hết xe nâng tay bán tự động thường có dạng xe nâng tay cao, với độ cao nâng tối ưu khoảng 1.6-3.3m. Độ rộng càng nâng thường có thể điều chỉnh giúp tăng độ linh hoạt. Cho nên xe nâng tay bán tự động có thể dùng cho nhiều kích cỡ pallet hơn.

cau-tao-xe-nang-tay-ban-tu-dong

1.3. Xe nâng tay điện

Xe nâng tay điện là dòng xe có thiết kế đặc biệt, di chuyển và nâng hạ đều sử dụng điện. Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất giữa xe nâng tay điện và xe nâng điện chính là bộ phận đứng lái. Xe nâng tay điện không có bộ phận này, nên người sử dụng không thể di chuyển cùng xe. Do đó yếu tố lái thủ công vẫn còn. Xe nâng tay điện cao có thể nâng pallet hàng hóa lên độ cao 3-6m. Bù lại chi phí sở hữu xe cũng cao hơn khá nhiều.

2. Các bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo xe nâng tay

Do có cấu tạo khác nhau, mỗi loại xe nâng tay sẽ có những bộ phận cốt lõi riêng biệt. Cụ thể như sau:

2.1. Cấu tạo xe nâng tay cơ

Xe nâng tay cơ phổ biến với cả dòng xe nâng tay thấp và xe nâng tay cao. Dưới đây là một số cấu tạo quan trọng của chúng.

2.1.1. Xe nâng tay cơ thấp

Cấu tạo xe nâng tay cơ tương đối đơn giản, gồm 04 bộ phận cốt lõi:

▸ Tay kích nâng: có 2 công dụng chính là nâng hạ và điều khiển xe khi di chuyển. Tay kích được nối với bơm thủy lực, khi gập tay kích về phía trước, xe sẽ được nâng lên. Bên cạnh đó, tay kích còn có thể xoay 180 độ, giúp việc kéo đẩy linh hoạt và chính xác.

▸ Hệ thống thủy lực: là bộ phận quan trọng nhất trong xe nâng tay cơ. Bơm thủy lực được nối với tay kích nâng để việc nâng hạ được triển khai dễ dàng. Một số xe còn được trang bị nắp bơm để tăng độ bền cho bơm thủy lực.

▸ Bánh xe: chịu trách nhiệm nâng đỡ và di chuyển hàng hóa. Bánh xe có thể được làm từ nhiều chất liệu như nhựa PU lõi thép/hợp kim nhôm, nhựa nilon,… Có thể là bánh đơn hoặc bánh đôi. Các mẫu xe nâng tay cơ tiêu chuẩn có 1 bánh xe lớn ở đầu xe và 2 bánh nhỏ ở 2 càng. Ngoài ra, một số mẫu xe còn có bánh trượt pallet gắn ở đầu càng nâng. Bánh trượt này giúp xe đẩy vào pallet dễ dàng hơn, tránh làm vỡ pallet.

▸ Càng xe: có tác dụng nâng đỡ và cố định pallet khi di chuyển. Xe nâng tay cơ có 2 dạng càng phổ biến là càng rộng và càng hẹp. Bên cạnh đó cũng có một số loại càng siêu ngắn hoặc siêu dài… cho các ngành hàng đặc thù.

2.1.2. Xe nâng tay cơ cao

Khác biệt ở xe nâng tay thấp và xe nâng tay cao nằm ở chỗ:

▸ Khung nâng: là khung nâng đỡ và phạm vi hoạt động của càng nâng. Độ cao nâng tối đa càng lớn thì khung nâng càng cao.

▸ Càng xe: luôn có 2 cặp – một cặp cố định và một cặp di chuyển (càng nâng chính). Bộ càng di chuyển có thể thay đổi độ rộng để sử dụng cho nhiều loại pallet.

▸ Hệ thống kích thủy lực: có thể vừa kích tay và kích chân. Kích chân giúp việc nâng hàng lên cao nhanh hơn và tiết kiệm công sức hơn.

2.2. Cấu tạo xe nâng tay bán tự động

Xe nâng tay bán tự động được dùng nhiều cho nâng hạ hàng hóa từ khoảng cách 2-3m. Các bộ phận quan trọng nhất của xe chính là:

▸ Khung nâng: được lắp ráp chắc chắn với nhiệm vụ chính là nâng đỡ càng nâng. Chiều cao nâng tối đa càng cao thì khung nâng càng cao. 

▸ Càng nâng: Xe nâng tay bán tự động thường có hai bộ càng nâng. Một bộ là càng cố định, không thể điều chỉnh khoảng cách giữa hai càng. Bộ kia là càng nâng di chuyển, có thể điều chỉnh độ rộng để phù hợp với nhiều loại pallet khác nhau. Càng được sản xuất với chất liệu kim loại chịu lực tốt, đảm bảo quá trình nâng hàng lên cao.

▸ Hệ thống điều khiển: gồm tay điều khiển, cần gạt, nút điều khiển và nút tắt nguồn khẩn cấp. Hệ thống này chịu trách nhiệm điều khiển các thao tác nâng hạ của xe diễn ra nhanh chóng và chính xác nhất.

▸ Hệ thống mạch điện: được gắn tích hợp theo xe, có thể sạc sau khi cạn điện. Nâng hạ bằng điện giúp việc nâng khối lượng lớn nhanh chóng và dễ dàng hơn.

▸ Bánh xe: thường được làm bằng chất liệu phổ biến như nhựa PU lõi thép, di chuyển nhẹ, tránh gây tiếng ồn lớn, chống hao mòn tốt đồng thời bảo vệ mặt sàn. Xe thường có 2 bánh lớn ở phía tay điều khiển và 2 bánh nhỏ ở mỗi đầu càng cố định.

2.3. Cấu tạo xe nâng tay điện

Xe nâng tay điện phổ biến ở cả 2 dạng thấp và cao. Từng dòng xe có các cấu tạo quan trọng như sau:

2.3.1. Xe nâng tay điện thấp

Xe nâng tay điện thấp có cấu tạo đơn giản hơn xe nâng tay điện cao, với 03 bộ phận chính:

▸ Càng xe: thường được làm từ thép không gỉ và được sơn cách điện để đảm bảo an toàn.

▸ Tay điều khiển: được trang bị các nút điều khiển giúp việc nâng hạ chính xác và an toàn.

▸ Bánh xe: có chất liệu khá đa dạng. Bánh xe thường phân bố thành 4 cụm: 2 ở càng nâng, 1 ở bánh trụ và các cụm bánh lái giúp xe di chuyển linh hoạt theo thao tác của người sử dụng.

2.3.2. Xe nâng tay điện cao

▸ Khung nâng: được sản xuất với chất liệu cứng cáp, kích thước lớn hơn cả xe nâng tay cơ cao và xe nâng tay bán tự động. Trong thực tế, nhiều mẫu xe nâng tay điện cao có thể nâng hàng hóa lên đến 6m.

▸ Tay điều khiển: được trang bị các nút điều khiển, giúp kích nâng và hạ càng một cách nhanh chóng và chính xác.

▸ Càng xe: cũng được sản xuất từ thép không gỉ và được sơn cách điện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

▸ Bánh xe: có 4 bánh, 2 bánh lái và 2 bánh tải. Bánh lái được đặt ở phía sau, kích thước to hơn và có thể xoay 360 độ. Nhờ đó, xe có thể di chuyển linh hoạt theo mọi hướng nhờ sự điều khiển của nhân công.

▸ Bình ắc quy: phụ trách cung cấp nhiên liệu để xe vận hành, có thể sạc lại sau khi sử dụng. Hiện nay, có 2 loại bình ắc quy phổ biến nhất là bình axit chì và lithium.

3. Một số lưu ý trước khi sử dụng xe

Dù sử dụng mẫu xe nâng tay nào, bạn cũng cần chú ý đến một số quy chuẩn đảm bảo an toàn như sau:

▸ Đảm bảo khối lượng hàng hóa không vượt quá tải trọng xe. Đồng thời, pallet hàng phải được cố định chắc chắn, không trơn trượt gây nguy hiểm.

▸ Với các dòng xe sử dụng điện năng, cần kiểm tra mức nhiên liệu còn lại trước khi sử dụng.

▸ Đảm bảo càng nâng không bị nghiêng, méo mó hoặc biến dạng.

▸ Chắc chắn rằng bánh xe cân bằng, không lỏng lẻo, di chuyển linh hoạt.

▸ Kiểm tra phanh xe (nếu có), phòng trường hợp bất khả kháng phải phanh gấp.

Lời kết

Trên đây là sơ lược về các bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo xe nâng tay. Để được tư vấn kỹ càng hơn, quý bạn đọc có thể liên hệ Hotline HCM: 0916.027.988 – Hotline toàn quốc: 0904.783.488 để được hỗ trợ tốt nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể theo dõi Việt Nhật Group qua các kênh để cập nhật thông tin mới nhất.

Thông tin và liên hệ

CÔNG TY TNHH NHỰA VIỆT NHẬT

Địa chỉ: 66/94 Bình Thành, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline HCM: 0916.027.988 – Hotline toàn quốc: 0904.783.488

Email: info@pallet.vn

Fanpage:fb.com/congtytnhhnhuavietnhat/

Website:https://pallet.vn/